Bị cận thị có được thi giấy phép lái xe ô tô, xe máy không?

Tại Việt Nam, bạn sử dụng xe máy, hay ô tô đi trên đường phải có trong tay bằng lái xe là điều bắt buộc. Tuy nhiên muốn thi lấy bằng lái xe thì bạn phải đảm bảo điều kiện về sức khoẻ. Vậy theo quy định của pháp luật thì bị cận có thi bằng lái xe máy, ô tô được không?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bị cận có thi bằng lái xe máy, ô tô được không? Chuyên gia nhãn khoa Hitec mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

1.Quy định về phân hạng giấy phép lái xe

1.1 Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

* Hạng A1 cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

*Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

*Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

*Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

*Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.
  • Lưu ý Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

* Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

*Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

* Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

* Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

– Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

– Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

  • Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
  • Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
  • Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
  • Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

2.Bị cận có thi bằng lái xe máy, ô tô không?

Theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

– Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

– Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về bảng tiêu chuẩn sức khỏ của người lái xe tại số thứ tự số 3 quy định về tiệu chuẩn mắt như sau:

 

 

 

 

 

 

MẮT

 

 

 

 

 

– Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > – 8 diop.
– Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi – thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°.
– Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.- Bán manh, ám điểm góc.
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính. Song thị.
Các bệnh chói sáng.
Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà).

Như vậy thông qua quy định trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bị cận có thi bằng lái xe máy được không. Câu trả lời cho câu hỏi bị cận có thi bằng lái xe máy được không như sau: Chỉ cần thị lực nhìn xa hai mắt của bạn dưới <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) và còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) thì mặc dù bị cận nhưng bạn vẫn thi được bằng lái xe A1; tuy nhiên nếu chỉ số cận của bạn vượt trên con số quy đình này thì bạn sẽ không thi được bằng lái xe A1.

3. Bật mí kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn địa chỉ khám mổ cận uy tín

Các bệnh viện chuyên nhãn khoa lớn hoặc các hệ thống y tế nổi tiếng, đáng tin cậy sẽ là lựa chọn hàng đầu để cân nhắc khi mổ cận, như vậy sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn địa chỉ uy tín:

  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu: Tay nghề của bác sĩ sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của ca phẫu thuật. Khi tìm hiểu về bệnh viện, trình độ của bác sĩ chuyên khoa là điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu kỹ.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại: Cơ sở nhãn khoa chuyên nghiệp thường chú trọng đầu tư, nâng cấp các trang bị, máy móc hiện đại giúp quá trình mổ cận diễn ra an toàn, chính xác.
  • Dịch vụ chất lượng: Lựa chọn bệnh viện chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm  tốt, được nhân viên chăm sóc nhiệt tình, tận tâm cả trước, trong và sau khi phẫu thuật.
  • Quy trình mổ cận nhanh, gọn: Thủ tục, thời gian mổ cận diễn ra nhanh gọn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, không phải đợi chờ lâu.

Hãy tìm hiểu thật kỹ các yếu tố trên để lựa chọn đơn vị mổ cận an toàn, tốt nhất giúp quá trình diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, thay vì lựa chọn theo khoảng cách hay giá tiền.

Đội ngũ chuyên gia nhãn khoa trên 20 năm kinh nghiệm

Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Hitec và Bệnh viện Kỹ Thuật Cao Hà Nội, hội tụ đầy đủ yếu tố của một bệnh viện mắt uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu ở Hà Nội.

  • Chi phí mổ cận tại bệnh viện hiện dao động từ 26.000.000 đồng đến 91.000.000 đồng. Mổ cận thị tại Mắt Hitec, khách hàng thanh toán trọn gói không phát sinh trong quá trình khám và phẫu thuật.
  • Bệnh viện Mắt Hitec quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, với kinh nghiệm hơn 20 năm phẫu thuật cận thị.
  • Bệnh viện Mắt Hitec có hệ thống phòng mổ tối tân, theo tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới, đảm bảo điều kiện vô trùng tốt nhất.

Bài viết trên đây đã review giúp bạn đọc địa chỉ mổ cận uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, có những trải nghiệm tốt về quá trình mổ cận. Bạn đang băn khoăn và cần được hỗ trợ giải đáp liên hệ với Mắt Hitec để được tư vấn miễn phí nhé. Hotline liên hệ 0984 122 153

——————————-
📞 Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟒 𝟏𝟐𝟐 𝟏𝟓𝟑
𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐁Ệ𝐍𝐇 𝐕𝐈Ệ𝐍 𝐌Ắ𝐓 𝐇𝐈𝐓𝐄𝐂 – 𝐇𝐢𝐭𝐞𝐜 𝐄𝐲𝐞 𝐇𝐨𝐬𝐩𝐢𝐭𝐚𝐥
🏥 Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
🏥 Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
🏥 Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
🏥 Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, HCM
𝘏𝘐𝘛𝘌𝘊 – 𝘛𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘢̂𝘮 𝘤𝘩𝘰 đ𝘰̂𝘪 𝘮𝘢̆́𝘵 𝘴𝘢́𝘯𝘨

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984 122 153